DÙNG NẤM TRONG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ
DÙNG NẤM TRONG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ
Xem thêmTrung tâm nghiên cứu
Nấm được phát hiện đầu tiên ở Tp Piedade ngoại ô Brasil năm 1960 bởi một nhà trồng nấm người Nhật tên là Takatoshi Furumoto, ông gởi mẫu về Nhật năm 1965 (Mizuno,1995b) Nấm đã được Dr. Heineman, một nhà nấm học người Bỉ, định tên là Agaricus blazei Murill vào năm 1967.
Đến năm 2002 Wasser và cộng sự cho rằng Agaricus blazei do Heineman định danh không phải là Agaricus blazei do Murill đã định danh từ mẫu nấm thu được ở bãi cỏ nhà ông R.W.Blaze ở Gainesville, Florida năm 1945 mà là một loài khác và đặt tên mới là A. brasiliensis.,
Đến năm 2005 Kerrigan cho rằng các loài Agaricus blazei hay A. brasiliensis, chẳng qua là đồng danh của Agaricus subrufescens. Nhưng trên thi trường, do tên Agaricus blazei quá phổ biến nên các nhà sản xuất đều sử dụng tên này và viết tắt thành ABM. Theo Ernest N. Uryu nấm do Furumoto gởi về Nhật Bản có hương hạnh nhân rất mạnh và do đó khó ăn vì mùi vị gắt. Nhưng sau khi nhân giống và trồng thì mất đặc điểm này và có hương vị dễ chịu, màu sáng hơn và quả thể lớn hơn.
Năm 1975 Dr. Inosuke Iwade trồng thành công trong phòng thí nghiệm. Đến năm 1990 bắt đầu trồng ở Nhật Bản. Trung Quốc biết đến nấm này từ năm 1992 và đến năm 1994 thì trồng tại miền nam tỉnh Phúc Kiến. Hiện nay trung tâm trồng nấm Thái dương trên thế giới là Brasil, Nhật Bản, Trung Quốc. Hàn Quốc trồng từ 1996, Hoa Kỳ trồng từ năm 1999 và sau đó lan dần đến Thái Lan, Đan Mạch, Hà Lan. Như vậy nấm chỉ mới phát triển gần 20 năm nay.
Vì là nấm trong chi nấm mỡ nên đa phần các công thức trồng đều sử dụng công thức tương tự như trồng nấm mỡ Agaricus bisporus. Nấm thuộc loại phân hủy thứ cấp nên chỉ trồng trên những cơ chất như rơm rạ lúa mì, lúa nước có bổ sung thêm phân gà, phân bò, phân ngựa… và các loại phân vô cơ như Urea, SA, các chất khoáng như CaCo3, Ca So4… Sau khi hệ sợi nấm đã lan kín cơ chất, phủ lên mặt cơ chất một lớp đất đã được luyện, hoặc than bùn, hoặc rêu nước… tùy từng nước. Điểm đặc biệt khác nhau giữa trồng nấm Thái dương và nấm mỡ là nhiệt độ và ánh sáng phù hợp với vùng khí hậu nóng, ẩm và cũng chính vì thế nên chúng chỉ được phát hiện mọc hoang ở những vùng này. Nấm Thái dương trồng được ở nhiệt độ môi trường từ 25oC - 27oC, trong khi các loài Agaricus khác chỉ trồng được ở nhiệt độ 16oC - 21oC . Các số liệu trồng trọt trên thế giới cho thấy hệ sợi nấm tăng trưởng từ 25oC - 35oC, tối hảo ở 23oC - 27oC mầm hình thành ở 20oC - 28oC, tối hảo ở 22oC - 25oC. Quả thể tăng trưởng ở 22oC - 28oC, tối hảo ở 24oC - 27oC. Nấm cũng phải phủ đất mới ra quả thể như các loài Agaricus khác. Hoa Kỳ, Hàn Quốc đều nhập chất phủ là than bùn từ Canada.
Nhật Bản hiện đứng đầu về tiêu thụ nấm Thái dương, đây là một loài nấm ăn ngon có giá trị dược tính và đắt tiền. Theo Stamets ( 2005 ), trong 100 g nấm khô : có 362 Calorie, 3,39g Fat; 35,19g Protein; 1,51g chất béo không sinh cholesterol; 1,71g chất béo không no; 0,37g chất béo no; 47,7g carbohydrat ; trong đó có 26,50g carbohydrat phức hợp; 21,2 g đường; 21g sợi; rất giàu các vitamin nhóm B: 0,26 mg B1; 2,40mg B2; 58,5 mg B3; 14,20 mg B5 và 731 IU vitamin D; 36 mg calcium; 4,28 mg đồng, 1,9 mg sắt, 5200 mg K, 0,35mg Selen, 43mg Na. Nấm Thái dương hiện đang được nhiều nhóm nghiên cứu quan tâm, chủ yếu là làm sáng tỏ thành phần hóa học của nấm cũng như giá trị dược tính của nấm. Hương vị nấm Thái dương được Trung tâm nghiên cứu Nestlé , Lausane, Thụy Sĩ nghiên cứu ( Stij T, et al, 2002) cho thấy nấm có hương hạnh nhân rất mạnh.
Ngoài tác dụng dinh dưỡng nấm còn có dược tính quý trong hỗ trợ điều trị ung thư. Các khảo cứu này đã xuất phát từ Nhật Bản gần 20 năm nay và khoảng 10 năm trở lại đây là Trung Quốc, Brasil, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Autralia. Tác dụng chống ung thư của nấm Thái dương là chủ đề khảo cứu của nhiều nhóm nghiên cứu Nhật Bản như: ( Kawagashi et al., 1988,1989., Osaki et al., 1994., Itoh et al, 1994, 1997., Higaki et al., 1997).
Thành phần có tác dụng chống tế bào ung thư là các β (1-3) D glucan vaø β (1-6 ) D glucan có sức mạnh chống tế bào u báng 180. Ngoài ra Ergosterol chiết xuất từ nấm có tác dụng chống khối u rất mạnh thông qua nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch (Takeshi Takaku et al,2001). Các polysaccharide này cùng với Ergosterol hoạt hóa mạnh mẽ các đại thực bào, làm tăng hàm lượng các cytokin và tương tác với các tế bào lympho T khởi động các phản ứng miễn dịch đặc hiệu đồng thời kích thích sự gia tăng các tế bào sát thủ tự nhiên chuyên tìm diệt các tế bào ung thư (Delmanto et al, 2001) đã chứng minh nước chiết nấm Thái dương có tác dụng kháng đột biến trên chuột. (Gennari et al, 2001)khảo cứu trên bệnh nhân ung thư thấy nấm Thái dương làm gia tăng số lượng rất nhiều các tế bào sát thủ tự nhiên trong cơ thể bệnh nhân.
Hiệp hội ung thư Nhật Bản đã chứng minh rằng Polysaccharide của một số loài nấm có tác dụng trên các dạng ung thư thể rắn trong khi Polysaccharide của nấm Thái dương không chỉ có tác dụng trên ung thư thể rắn mà còn có hiệu quả trên ung thư biểu bì, ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư phổi và ung thư gan. Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan cũng đã dùng nấm Thái dương điều trị thành công bệnh ung thư da và chính sự hiệu quả này của nấm đã làm các nhà khoa học ngày càng chú ý nhiều hơn. Nấm Thái dương chứa β (1-6 ) D glucan cao hơn bất kỳ một loài nấm nào khác và được xác nhận có khả năng gia tăng chức năng đáp ứng của hệ miễn dịch chống lại các nhân tố ngoại lai trong cơ thể.
Từ năm 1968, Takashi Mizuno, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về nấm của Nhật Bản, đã khảo cứu các hợp chất sinh học trong các loài nấm. Đặc biệt là các Polysaccharide có tác dụng kháng tăng sinh khối u. Năm 1995 ông đã giới thiệu kết quả khảo cứu về nấm Thái dương như sau: “Tác dụng chống khối u phi thường được tìm thấy trong chiết xuất glycoprotein FIII-2-b từ quả thể nấm Thái dương. Đây là phức hợp glucan-protein lần đầu tiên được tìm thấy trong nấm ăn. Theo các công trình nghiên cứu của những nhà khoa học Nhật Bản tại Viện nghiên cứu ung thư Quốc Gia, phối hợp với Viện Đại học Y và Đại học Dược Tokyo cho thấy nấm Thái dương có hiệu quả phòng ung thư đến 99% và hiệu quả điều trị đạt 90% với liềi 10 mg/ ngày trong khi các loài nấm khác dùng với liều 30mg/ ngày nhưng tác dụng không cao bằng. Các kết quả nghiên cứu đưa đến quan điểm cho rằng nấm Thái dương có tác dụng như sau:
Các tác dụng trên kích thích hệ miễn dịch:
Hiện nay nấm Thái dương được công nhận rộng rãi là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe đặc biệt hiếm có trong mục đích, ngăn ngừa và chống ung thư, gia tăng hệ miễn dịch và còn được lưu ý trong điều trị bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
Mỗi năm tại Nhật Bản có 300.000 – 500.000 người dùng nấm Thái dương để ngăn ngừa các bệnh ung thư với liều dùng nước chiết Thái dương: 3-5g, dùng 3 lần/ ngày.
Brasil hiện đang sản xuất trên 100 tấn nấm khô/ năm. Gần 90% sản lượng nấm Thái dương của Brasil được xuất sang Nhật Bản dưới dạng khô với giá cao nhất 220 USD/ Kg. Nhật Bản đứng đầu thế giới về tiêu thụ nấm Thái dương, một trong những loài nấm ăn ngon có giá trị dược tính đắt tiền nhất. Thị trường nấm Thái dương tại Nhật Bản là 25 tỉ yên ( 200 triệu USD ) vào năm 2000. Hiện nay nhu cầu trên thế giới vẫn chưa được đáp ứng đủ nên nhiều nước đã chú ý đến việc phát triển loài nấm này.
THẠC SĨ CỔ ĐỨC TRỌNG
Trung tâm nghiên cứu Khác
DÙNG NẤM TRONG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ
Xem thêmIntroduction Lingzhi of Linhchivina JSC
Xem thêmNẤM XÍCH LINH CHI ( Ganoderma lucidum ) trồng tại Công ty Cổ Phần Linh Chi Vi Na
Xem thêmCách trồng nấm bào ngư tại nhà hiệu quả
Xem thêmNấm Trà tân và cách trồng nấm
Xem thêmTác dụng của nấm Linh Chi
Xem thêm