• Yahoo

    CÔNG TY CỔ PHẦN LINH CHI VINA

    028 3891 9594

Trung tâm nghiên cứu

DÙNG NẤM TRONG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

                  DÙNG NẤM TRONG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

  1. UNG THƯ LÀ GÌ?

Con người có 30-40.000 tỉ tế bào. Mỗi ngày có 1000 tỉ tế bào được thay mới. Trong số đó có 100 triệu tế bào có khả năng ung thư có thểdo nhiễm độc tố, nhiễm trùng, nhiễm tia tử ngoại, hóa chất độc… dẫn đến bất thường gen.

Ung thư là gì?

Ung thư là một bệnh của các tế bào, vốn là những đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể. Cơ thể chúng ta liên tục sản xuất ra các tế bào để giúp chúng ta phát triển, để thay thế những tế bào đã chết, hoặc hàn gắn lại những tế bào bị tổn thương sau một chấn thương. Các gen chuyên biệt kiểm soát quá trình này và chính việc gây tổn hại những gen này dẫn đến các bệnh ung thư.. Bình thường thì các tế bào phát triển và nhân lên theo một trình tự. Tuy nhiên, những gen đã bị tổn hại có thể làm tế bào phát triển không bình thường. Chúng phân chia, tăng sinh thành những khối gọi là u/bướu. U ác tính gọi là ung thư và xâm lấn cục bộ các mô khác chung quanh , các tế bào ung thư nàycó thể  di chuyển sang các cơ quan khác của cơ thể bằng mạch bạch huyết hay mạch máu, đến đó chúng tiếp tục tăng sinh, phát triển tạo khối u, đây là ung thư di căn hay ung thư thứ phát.

  1. NGUYÊN NHÂN:

Do các nguyên nhân bên ngoài hay bên trong. Theo dự báo của Bộ Y tế, đến năm 2020, con số mắc ung thư ở Việt Nam là gần 200.000 ca. Trong đó, 80% nguyên nhân ung thư liên quan đến thuốc lá, ô nhiễm môi trường, thực phẩm, nguồn nước; bệnh nghề nghiệp... Còn theo thống kê của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, ước tính Việt Nam có khoảng 94.000 người chết vì ung thư/năm, tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam đứng thứ 78/172 quốc gia được điều tra.

Các bệnh ung thư nam giới mắc nhiều nhất vẫn là phổi, dạ dày, đại trực tràng, thực quản... và ở nữ là ung thư vú, đại trực tràng, phổi, buồng trứng…    

Châu Á và châu Phi là những khu vực có tỷ lệ mắc ung thư gan cao nhất. Trong đó, Việt Nam xếp thứ 5 về tỷ lệ mắc ung thư gan thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh là 24,6/100.000 người dân. Nếu thống kê tỷ lệ mắc ung thư gan theo giới tính, nam giới đứng thứ 3; nữ đứng thứ 12 trên thế giới.

Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức - Phó chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, 80% nguyên nhân ung thư có thể phòng tránh liên quan đến thuốc lá, ô nhiễm môi trường, thực phẩm, nguồn nước; bệnh nghề nghiệp... 20% còn lại không thể phòng tránh gồm tuổi cao, giới tính, gen di truyền... 

      

  1. CÁC LIỆU PHÁP CHỮA TRỊ:  Ung thư có thể chữa trị bằng nhiều liệu pháp như: Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị nội tiết tố, điều trị mục tiêu bao gồm liệu pháp miễn dịch… Việc lựa chọn phương pháp trị liệu phụ thuộc vào loại và vị trí của những khối u và giai đoạn của bệnh, cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
  2. GỈẢI NOBEL Y HỌC 2018:

Điều trị ung thư bằng việc ức chế miễn dịch âm tính là công trình nghiên cứu vừa đoạt giải Nobel Y học 2018. Công trình này thuộc về 2 nhà khoa học James Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản).

Nghiên cứu của 2 nhà khoa học phát hiện ra cơ chế tự phanh của hệ miễn dịch và tìm ra cách "tắt phanh" giúp kích thích tế bào miễn dịch chống lại tế bào ung thư.

Công trình này mở ra nguyên lý mới cho việc điều trị bệnh ung thư, bởi các phương pháp trước đây mới chỉ tập trung vào các tế bào ung thư mà chưa tập trung vào hệ miễn dịch.

Tế bào ung thư đánh lừa hệ miễn dịch thế nào?

Phản ứng miễn dịch là khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể. Nhờ có hệ miễn dịch, các tế bào ngoại lai hay tế bào gây hại (trong đó có tế bào ung thư) đều có thể bị hủy diệt mà các tế bào khỏe mạnh không bị ảnh hưởng.

Chìa khóa của cơ chế này chính là tế bào bạch cầu T. Tế bào T có khả năng nhận diện và tiêu diệt các thực thể lạ như tế bào lạ, vi khuẩn hay virus thông qua thụ thể bề mặt.

Tuy nhiên, các tế bào khối u ranh mãnh có thể qua mặt tế bào miễn dịch để tiếp tục sinh sôi nảy nở và lan rộng. Chúng có thể kìm hãm thụ thể tế bào T, khiến tế bào T không nhận ra tế bào ung thư đang trú ngụ trong cơ thể, phản ứng miễn dịch của cơ thể cũng vì thế mà tạm ngưng lại.

Nói cách khác, các tế bào khối u khiến hệ miễn dịch tự tạo ra chiếc phanh kìm hãm hoạt động của tế bào T "sát thủ".

Phát hiện đột phá trong việc “phanh và nhả phanh” tế bào miễn dịch

 

Giáo sư James Allison (Đại học Texas, Mỹ) nghiên cứu về CTLA-4 - một loại protein có tác dụng ức chế hệ miễn dịch của một người, bằng cách kìm hãm hoạt động của tế bào T như một chiếc phanh. Ông nhận ra rằng, một khi "nhả phanh" (giải phóng tế bào miễn dịch), hệ miễn dịch sẽ tàn phá các khối u một cách mạnh mẽ hơn.

Giáo sư Tasuku Honjo (Đại học Kyoto, Nhật Bản) cũng khám phá ra protein PD-1 ở tế bào miễn dịch hoạt động như một chiếc “phanh hãm” nhưng thông qua cơ chế khác. Ông nghiên cứu một loại thuốc để tắt chiếc phanh này, giúp làm thuyên giảm ung thư di căn trong một số thử nghiệm lâm sàng ở người.

Cả hai công trình đều tập trung vào việc loại bỏ các chất ức chế tế bào miễn dịch, phát triển loại thuốc được gọi là “chất ức chế điểm kiểm soát”. Chất này giúp ngăn cản việc tế bào ung thư vô hiệu hóa hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện cho cơ thể tiếp tục tấn công các khối u.

Trong trường hợp này, chất ức chế điểm kiểm soát là các kháng thể được tạo ra để liên kết và tắt chức năng “hãm phanh” của CTLA-4 và PD-1.

Hiện nay, có 3 chất ức chế điểm kiểm soát được công nhận là liệu pháp điều trị u ác tính kết hợp với vắc-xin ung thư. Đó là chất ức chế kháng thể CTLA-4 ipilimumab, chất ức chế PD-1 pembrolizumab và chất ức chế PD-1 nivolumab.

Ngược dòng thời gian. Từ năm 1882 Ilya Mechnikovkhám phá ra các thực bào khi khảo sát ấu trùng sao biển và năm 1908 Mechnikov và Ehrlich cũng chia nhau giải Nobel về miễn dịch. Mechnikov phát hiện các thực bào. Còn Ehrlich xây dựng lý thuyết cơ thể sản xuất các kháng thể .

Nobel 1987 vinh danh Susumu Tonegawa khi ông khám phá từ năm 1976. Các tế bào B tạo ra vôsố các loại kháng thể.

Năm 1996 Rolf Zin Kernagenl và Peter Dohertynhận giải Nobel vì giải thích được làm thế nào các tế bào Tnhận mặt giết các virus và tế bào gây nhiễm mà chừa tế bào lành.

Nobel y học 2011 Raph Steinman tìm ra tế bào dạng cây hay tua trong hệ miễn dịch. Bruce Beutler người Mỹ và Jules Hoffmann người Pháp vì đóng góp giải thích hệ thống miễn dịch.

Các giải thưởng trên chứng minh rằng toàn thế giới, trong việc điều trị ung thư đều rất chú ý đến hệ miễn dịch của cơ thể. Liệu pháp miễn dịchluôn được chú ý áp dụng hoặc song song với các liệu pháp khác trong trận chiến chống ung thư.

Hệ miễn dịch trong cơ thể thườngcó 2 loại phản ứng:

  1.  
  2.  

Tế bào miễn dịch chủ chốt của cơ thể là CD4 ( một loại lympho bào B) nếu bị virus HIV hủy diệt, gây suy giảm miễn dịch nơi người.  

Dùng phản ứng phòng vệ của cơ thể để chống trả ung thư. Các chất có sẵn trong thiên nhiên và sử dụng trong liệu pháp miễn dịch gọi là chất hỗ trợ miễn nhiễm. Trong nấm, đó là các chất Polysaccharide, các Triterpene…

 

  1. CÁC LOẠI NẤM có khả năng sử dụng trong phòng chống ung thư:

Nấm được sử dụng từ rất lâu, bao gồm các loại nấm ăn và nấm dược liệu. Hiện nay nấm được chiết xuất thành các dạng thuốc tiện dụng dùng trong hỗ trợ sức khỏe cũng nhưhỗ trợ trong việc điều trị các bệnh hiểm nghèo.

Nấm ăn thông dụng có nấm rơm, nấm mèo, nấm đông cô ( nấm hương), các loại nấm bào ngư, nấm cẩm thạch, nấm sữa, nấm ngân nhĩ, nấm maitake ( nấm múa)….

Nấm dược liệu có: Linh chi, đông trùng hạ thảo, nhộng trùng thảo, vân chi, thượng hoàng, hầu thủ, Thái dương….

MỘT SỐ LOẠI NẤM CÓ KHẢ NĂNG CHỐNG TẾ BÀO UNG THƯ

Nấm có tác dụng như trên do có  polysaccharides trong nấm. Phân tích Polysaccharide cho thấy:

  1. Các Polysaccharide:

Chất β-D-Glucan căn bản có cấu trúc được lặp đi lặp lại tương tự nhau nhiều lần, trong đó các phân tử D-glucose nối kết nhau trong các chuỗi thẳng bằng các nối loại beta. Các nố này có thể từ C số 1 của vòng saccharide đến với C số 3 của vòng saccharide kế cận

(β1-3) hoặc với C số 4 (β 1-4 ) hoặc  với C số 6 (β 1-6 ). Hoặc  pha trộn với nhau.

  như chuỗi thẳng Polymer của D-glucose kết nối với các monosaccharide khác  hoặc  β-D-Glucan liên kết với protein, gọi là Proteoglycans. Các chất này có tác dụng kích thích miễn dịch mạnh hơn những glucan tự do tương ứng. 

Các glucan và proteoglycan sử dụng bằng cách uống ly trích từ nấm hiện là những chất hỗ trợ miễn dịch hữu hiệu nhất. Chúng thật sự có khả năng tăng cường hoạt động của hệ miễn nhiễm.

Các nhà nghiên cứu sau hàng chục năm thử nghiệm với các chất trên, có thể rút ra các kết luận sau: các chất này tác động trên những tế bào Langerhans hay tế bào tua Dendritic. Các tế bào tua Denritic là phòng tuyến đầu tiên của hệ miễn nhiễm. Khi tiếp xúc với các glucan, chúng tiếp nhận và hoạt hóa. Sau đó các glucan cũng tiếp xúc với các đại thực bào và kích thích hoạt tính của những tế bào này.

Với các tế bào T-killer hay pre-Killer thì việc các glucan gắn bên ngoài màng  tế bào cũng làm kích hoạt hoạt tính của chúng. Tạo ra kích thích tăng các cytokine  trong cơ thể như IL-1, IL-2, IL-6. IL-8 và những interferon tử các tế bào miễn dịch tăng hơn bình thường từ 5 đến 120 lần.

 Một trong những lý do  hay xảy ra nhất khiến thời gian sinh tồn của bệnh nhân bị ngắn là do di căn ( metastasis)  sau trị liệu. các chất hỗ trợ miễm nhiễm chiết xuất từ nấm kích thích sự hoạt động của hệ miễn dịch chống lại sự tạo bướu và di căn, làm giảm tác dụng phụ của các liệu pháp như hóa trị, xạ trị…. Các chế phẩm này dùng lâu dài và ở liều cao, chưa thấy có sự nguy hại cho người dùng.

Nấm Kim châm, nấm giá  Flammulina velutipes:

Trồng rất nhiều ở các nước ôn đới sử dụng trong thực phẩm.

 Dịch chiết flammulin có tác dụng từ 80%- 100% trên sarcoma 180 và Ehrlich carcinoma theo Ying, 1987. Các khảo sát ở tỉnh Nagano, Nhật bản cho thấy các nhà trồng nấm kim châm có tỉ lệ ung thư rất thấp. Ikekawa et al, 1968.  Quingtian et al, 1991.

Nấm vân chi Trametes versicolor:

Từ năm 1987 ở Nhật Krestin  Polysaccharide Kureha

 ( PSK )chiết xuất từ Vân chi chiếm khoảng 25,2% thị phần thuốc chống ung thư tại quốc gia này, doanh số vài trăm triệu USD hàng năm ở Châu Á.  Các proteoglycans ở nấm vân chi: PSK  có phân tử lượng 94.000 đến 100.000 daltons gồm 62% plysaccharide và 38% protein.  PSK kích thích sản xuất Interleukin – 1 ở tế bào người. PSK cũng quét sạch các gốc tự do thông qua việc sản xuất enzym manganese superoxide dismutase, PSK có thể ngăn cản lây nhiễm HIV bằng cách sửa đổi chất gắn vào virus hay chận HIV bằng cách buộc chặt vào lymphocyte. Một cơ chế khác của PSK cũng được báo cáo là kích thích sản xuất interferon.

PSP  ( Polysaccharide peptid) chiết từ hệ sợi vân chi đường chủ yếu là Glucose, có arabinose và rhamnose, không có fucose Phân tử lượng khoảng 100.000 daltons.  PSP là chất cảm ứng sinh học, kích thích sản xuất gamma interferon, Interleukin-2, tế bào T. Ngăn chận sự sinh sản của tế bào leukemia người, không làm ảnh hưởng đến tế bào lymphocyte ngoại vi bình thường của người. Cả 2 làm gia tăng sự hồi phục tế bào lá lách sau khi bị chiếu tia gamma.

Nấm Thái dương Agaricus blazei:

Có (β1-3)glucan và  (β1-6) glucan, trong các báo cáo chiếm 14% polysaccharide thông thường là 9%. Đây là loại polysaccharide duy nhất kích thích tế bào sát thủ tự nhiên (NK) gây độc có chọn lọc trên tế bào ung thư. Nấm này còn sản xuất chất đặc biệt làm gia tăng sự chết rụng theo chương trình ( Apoptosis) của tế bào ung thư mà không chạm đến tế bào lành. Các tiểu thể này được các đại thực bào tiêu hủy.

Các nhà khoa học Nhật  đã nghiên cứu Sodium pyroglutamate cắt sự cung cấp máu cho tế bào ung thư.

 Ergosterol có nhiều trong nấm Thái dương cũng ngăn cản sự sinh trưởng của những mạch máu nuôi tế bào ung thư. Vitamin D là một loại vitamin đặc biệt quan trọng hơn tất cả các loại vitamin khác bởi tác dụng "vạn năng" của nó đối với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tác dụng sinh học của nó có liên quan đến sự biểu hiện của hơn 3000 gen trong cơ thể.

Ngoài vai trò cực kỳ quan trọng đối với hệ cơ xương, vai trò của vitamin D trong phòng ngừa nhiều loại ung thư và bệnh lý truyền nhiễm đã được khoa học chứng minh rất rõ ràng.

Hơn 90% vitamin D trong cơ thể được tổng hợp trong da dưới ánh nắng mặt trời. Còn lại rất ít được hấp thu từ ăn uống vì vậy chế độ ăn hàng ngày không thể đảm bảo được sự đầy đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.

Nấn hương hay đông cô:  Lentinula edodes:

Lentinan là hợp chất polysaccharide tan trong nước ((β1-3) glucan  (β1-6) glucan (β1-3) glucopyranosis được dùng làm thuốc chống ung thư ở Nhật.  Trọng lượng glucans của lentinans rất cao: trong khoảng 400.000 đến 1.000.000 daltons.

Chihara, 1978 cho biết Lentinan chống sarcoma 180 và một số khối u khác. Làm hoạt hóa NK và tế bào T, đẩy mạnh gia tăng Interleukin 1.

Maitake Grifola frondosa. ( Nấm Múa):

 Phần D trích từ Maitake ( D-fraction) đưoợc dùng làm thực phẩm tại Nhật, có thể dùng hàng trăm gram nấm/ ngày. Ly trích bằng nước nóng D-fraction chứa phần chính là  β-D – glucan với dây 1-3; 1-4; 1-6. Từ 1994 đến 1998. Thử trên các bệnh nhân ở Trung Quốc cho thấy hữu hiệu trên sarcoma 180 trên 95% và ung thư máu Leukemia đến 90%

Nghiên cứu gần đây của nhóm nghiên cứu kết hợp giữa Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 và Trường đại học Tuebingen (Germany) đăng tải trên tạp chí BMC Infectious diseases cho biết, khoảng 90% người khỏe mạnh bị thiếu hụt loại vitamin này (nồng độ vitamin D huyết tương<30ng/ml).

Nghiên cứu cũng cho biết có sự liên quan chặt chẽ giữa sự thiếu hụt vitamin D với ung thư gan trên ở bệnh nhân bị nhiễm viêm gan B. Vì vậy một cách đơn giản nhất đảm bảo không bị thiếu hụt là hãy bổ sung vitamin D hàng ngày với liều lượng 10-20 (µg/day) cho tất cả các lứa tuổi.

Linh chi, Ganoderma lucidum:

Được xem là vua các thảo dược, cây thần linh, xem là cỏ trường sinh hay bất tử thảo.  Vì vậy Tần Thủy Hoàng đã cho người đi tìm ra biển không về, và trở thành tổ tiên người Nhật ngày nay.

các β-D-Glucan trong linh chi cho thấy khả năng chống  sự phát triển của các tế bào ung thư nhất là các bướu loại sarcoma.  Chúng kích thích các đại thực bào.( …) gia tăng sự tổng hợp DNA và RNA trong tủy sống. các acid ganoderic có tác dụng trên ung thư gan loại hepatoma.

Bộ Y tế Nhật chính thức ghi nhận Linh chi như một dược liệu hỗ trợ cho việc chữa trị ung thư.

Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Y dược Toyama Nhật  thì chất chiết Linh chi ngăn cản sự hình thành mạch máu nuôi tế bào ung thư trong ung thư tuyến tiền liệt bởi sự điều biến đặc hiệu, ngăn cản sinh trưởng của tế bào ung thư vú, u gan. Tác dụng này tùy thuộc vào liều lượng sử dụng.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy Linh chi Bắc Mỹ có 40,6% beta glucan, thường thì ít cao như vậy. có tác dụng kích thích tế bào T, ( Kim and Kim, 1999). Khi dùng liều cao Linh chi không độc đối với tế bào lành và an toàn khi sử dụng ( Kim et al, 1986) Wang et al, 1997) cho thấy beta glucan làm tăng lực đại thực bào và Lymphocyte, gia tăng mạnh Interleukin 1 và 6.

 

 

Giáo sư Keith Scott-Mumby, người được coi là một Columbus trong y học nói rằng:

"Nhiều người, tôi là một trong số họ nhìn nhận ung thư về cơ bản là một bệnh của hệ thống miễn dịch.   Đặc biệt trong thế giới hiện đại của chúng ta, có quá nhiều độc tố. Bạn không có cách nào để ngăn chặn tế bào bị thương tổn hay trở thành các tế bào bất thường".

"Nhưng một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh có thể làm được điều đó. Chúng sẽ bắt và nhanh chóng tiêu diệt các tế bào bất thường. Vì vậy bạn hãy làm mọi thứ để giúp hệ miễn dịch của bạn trở nên khỏe mạnh. Điều này cũng có nghĩa rằng bạn nên biết  những loại thực phẩm dinh dưỡng tốt có thể làm được điều đó".

 

       NẤM, NHẤT LÀ NẤM DƯỢC LIỆU, LÀ MỘT TRONG NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM TUYỆT VỜI ĐÓ.

 

                                                                                                                                                                THẠC SĨ CỔ ĐỨC TRỌNG

 

 

Tài liệu tham khảo:

  1. GREG A. MARLEY. Mushroom for Health  Down East 2009.
  2. CHRISTOPHER HOBBS, L.AC. Medicinal Mushroom Botanica Press, 1986
  3. TRAN VIET HUNG. Nấm thức ăn và vị thuốc  HK Publishing Co, 2002
  4. SMITH,ROWAN AND SULLIVAN. Medicinal mushrooms: Their therapeutic properties and current medical usage with special emphasis on cancer treatments.  University of Strathclyde, 2002
  5. Y.H.Gao, S.F. Zhou, P.K. Buchanan. Ganoderma: Systematics, Biochemistry, Pharmacology and Therapeutics. Proceedings of International Symposium on Ganoderma Science Aukland New Zealand ( April 27-29, 2001 ).
  6.  Robert Rogers, RH ( AHG) The fungal pharmacy . Berkeley, California 2011.

 

 

                                                                                                            

 

 

 

 

DÙNG NẤM TRONG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

DÙNG NẤM TRONG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

DÙNG NẤM TRONG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

DÙNG NẤM TRONG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ