• Yahoo

    CÔNG TY CỔ PHẦN LINH CHI VINA

    028 3891 9594

Tin tức

Tóm tắt Hội thảo lần thứ I “ Những kết quả nghiên cứu về Linh chi ở Việt Nam” ngày 26-8-2017


Sáng thứ bảy ngày 26-8-2017 đã diễn ra hội thảo lần thứ I “ Những kết quả nghiên cứu về Linh chi ở Việt Nam” tại khách sạn Palace với hơn 120 người tham dự.

Đây là hội thảo lần đầu tiên về Linh chi được tổ chức ở Việt Nam, các diễn giả là những người đã nghiên cứu Linh chi từ nhiều năm. Đại biểu tham dự gồm các Giáo sư, Tiến Sĩ trong lĩnh vực sinh học, dược học, y học. Các vị lương y, các nhà doanh nghiệp, phóng viên báo, đài và những người quan tâm. Đặc biệt, có GSTSKH Trịnh Tam Kiệt, chủ tịch hội Nấm học Việt Nam và GSTS Phạm Quang Thu, Viện trưởng viện N/C Lâm Nghiệp, phó Chủ tịch hội Nấm học Việt Nam từ Hà Nội vào tham dự.

Có 5 tham luận được trình bày:

  1. PGS Trương thị Đẹp  với đề tài: “ PHÂN BIỆT MỘT SỐ NHÓM NẤM LINH CHI TRÊN THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” cho thấy đã sưu tầm 46 mẫu nấm từ thị trường đến các doanh nghiệp Dược, các công ty trồng nấm. Đã  giải phẫu hình thái, chụp dưới kính hiển vi điện tử quét và chạy sắc ký các mẫu được chiết xuất bằng phương pháp HPLC.

Kết quả cho thấy: “…Sắc ký đồ HPLC dịch chiết triterpenoid toàn phần của các mẫu nấm Linh chi chủng Nhật trồng ở Việt Nam (L1, L3 và LC chủng Nhật), Linh chi nhập từ Hàn Quốc (N10, N11, N12) hay Trung quốc (N3, N15) có nhiều đỉnh và đỉnh hấp thu cao hơn so với các mẫu nấm Linh chi chủng Việt Nam (L2, DN, N1, N2, N16, N17, H5 và LC Việt Nam). Trong số đó, Linh chi chủng Nhật trồng ở Việt Nam (mẫu L1 và LC chủng Nhật) có đỉnh hấp thu cao nhất. Dịch chiết của mẫu nấm mọc hoang (T2, N6 và D08) có các đỉnh hấp thu đặc trưng khác với sắc ký đồ của các mẫu nấm Linh chi chuẩn. Mẫu nấm nhập từ Trung Quốc (N4, N14) hầu như không có đỉnh hấp thu hay có đỉnh hấp thu thấp.

 

 

  1. PGS Nguyễn Thị Thu Hương với đề tài: “NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH, CHỐNG OXY HÓA VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG PHÂN BÀO THỰC NGHIỆM CỦA NẤM LINH CHI ĐỎ (GANODERMA LUCIDUM) VÀ NẤM LINH CHI VÀNG (GANODERMA COLOSSUM”)  chiết xuất các dung môi cồn, nước và phân tích bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao giữa các mẫu nấm thí nghiệm và mẫu nấm đối chứng là nấm Linh chi Nhập từ Nhật Bảncho thấy những kết quả như sau:   Thành phần triterpenoid trong mẫu nấm Linh chi đỏ giống Nhật trồng tại Việt Nam cơ bản tương đồng với nấm Linh chi đỏ chuẩn-Nhật Bản. Trong các mẫu nấm này đều có sự hiện diện của acid ganoderic A, một trong những acid ganoderic quan trọng trong nhóm triterpenoid. Kết quả định lượng acid ganoderic A trong các mẫu nấm Linh chi bằng HPLC cho thấy nấm Linh chi đỏ giống Nhật trồng tại Việt Nam có hàm lượng acid ganoderic A cao gấp 4,6 lần so với nấm Linh chi đỏ chuẩn của Nhật Bản.

      3. BS Trần văn Năm  trình bày  tổng quan về lâm sàng và cách sử dụng Linh chi, cho thấy:

          về TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LINH CHI TRONG NƯỚC:

  • Linh chi là dược liệu có trong Dược điển VN và có trong danh mục Bảo hiểm xã hội chi trả,
  • Hiện các nghiên cứu về tác dụng trị bệnh LC chỉ thực hiện quy mô nhỏ (cấp cơ sở) về thiết kế nghiên cứu, mẫu khảo sát.
  • LC chủ yếu được dùng kết hợp với một số dược liệu khác tạo các dạng chế phẩm điều trị hỗ trợ các dạng bệnh khó chữa trị.
  • Qua quan sát trong cộng đồng: ngoài một số người dùng uống phòng bệnh, phần lớn người bệnh bị viêm gan do rượu, siêu vi (B,C), do uống thuốc hại gan (giảm đau, thuốc trị lao) sử dụng LC dạng nấu nước hoặc tán bột uống trực tiếp;  các người bệnh ung thư trong thời gian chờ đợi, hay giữa các đợt hoá xạ trị, hoặc sau khi hoá – xạ thường xuyên uống LC nhằm tăng cường sức đề kháng và giảm một số tác dụng ngoại ý của xạ - hoá gây ra.
  • Nhiều công ty dược phẩm trong và ngoài nước bào chế và lưu hành chế phẩm LC ở dạng thực phẩm bổ sung.
  • Linh chi hiện được các thầy thuốc YDCT sử dụng rất phổ biến nhằm mục đích phòng và chữa bệnh, đặc biệt đối với các bệnh khó chữa khỏi (nan y). Tuy nhiên, con người là một thể thống nhất từ bên trong và môi trường bên ngoài, nếu chỉ dùng Linh chi để trị bệnh sẽ không thể đạt hiệu quả cao nhất. Do đó, để phát huy được hiệu quả của uống nấm Linh chi, cần kết hợp với các phương pháp không dùng thuốc như: thay đổi lối sống, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và duy trì chế độ vận động hợp lý.
  1. Nghiên cứu của PGS Nguyễn Ngọc Vinh về đề tài: “ Xây dựng quy trình định tính, định lượng acid ganoderic A bằng phương pháp HPLC trong nấm linh chi Ganoderma lucidum ( Leyss ex. Fr.) Karst “ trên 6 mẫu Linh chi đang bán trên thị trường. Các kết quả này được đăng trên tạp chí Dược học: 6/2016 ( số 482 năm 56), cho thấy chủng Linh chi Nhật Bản trồng tại Việt Nam có hàm lượng acid ganoderic A cao nhất: 82,95 mg/100g, gấp 1,76 lần nấm Linh chi Hàn Quốc nhập. Nấm Linh chi Việt Nam ( hay gọi là xích chi) đạt 20,29 mg/100g.

          

  1.          Th.S Cổ Đức Trọng  với báo cáo “ Lược sử nghiên cứu Linh chi tại Tp HCM” của cho thấy quá trình sưu tầm nấm Linh chi mọc hoang từ năm 1987 đến nguồn giống Nhật Bản được tặng năm 1993 và việc phát triển lai tạo, trồng trọt các chủng giống này cho đến nay. Hiện nay, Linh chi Vi Na đang sản xuất một chủng nấm Linh chi đặc biệt có màu sắc đẹp, đỏ sậm, chất lượng cao từ kết quả của quá trình tuyển chọn giống trong  30 năm qua.Trong quá trình nghiên cứu trồng trọt, luôn luôn kiểm nghiệm các chất độc hại như DDT, các kim loại nặng.  Đối với đối tác Nhật Bản, quan trọng nhất là 2 đơn chất : β (1-3) D glucan và acid ganoderic A.  Hàm lượng 2 chất này luôn được kiểm nghiệm qua các mẫu thí nghiệm công thức dinh dưỡng, cho thấy ngày càng tăng, thậm chí acid ganoderic A cao hơn chuẩn của Nhật Bản hay cao hơn nấm Hàn Quốc    (báo cáo PGS Đẹp, bản Fax của công ty Linh chi Nhật Bản,  báo cáo của PGS Thu Hương, bài báo KH của PGS Ngọc Vinh ). Là kết quả của dự án sản xuất thử nghiệm  P của Bộ Y tế nghiệm thu năm 2002 “ Hoàn thiện quy trình trồng một chủng nấm Linh chi đỏ theo tiêu chuẩn Nhật Bản”

Nhiều ý kiến thảo luận nhất trí chất lượng của Linh chi  trồng tại công ty Cổ Phần Linh Chi Vi Na không thua kém các loại Linh chi ngoại nhập, thậm chí còn cao hơn theo kết quả nghiên cứu. Trong thời gian tới cần tiến hành thử nghiệm lâm sàng để chứng minh tác dụng chữa bệnh, trong tình hình nhiều bệnh về gan, ung thư đang ngày càng phổ biến.

Hội thảo kết luận các vấn đề sau:

  • Lần đầu tiên hệ thống lại những nghiên cứu trên Linh chi Nhật Bản và Việt Nam được tuyển chọn giống, trồng tại công ty cổ phần Linh chi Vi Na.  Đã được phân tích thành phần hóa học đầy đủ từ năm 1993 đến 2016.  Hàm lượng acid ganoderic A luôn cao, chứng tỏ quy trình trồng đã ổn định. Đã được xuất khẩu sang Nhật Bản cho đến nay.
  •           Việt Nam hiện đã có chất chuẩn acid ganoderic A do cơ quan kiểm nghiệm thuốc của Bộ Y tế chiết xuất. Vì vậy, việc xác định rõ chất lượng nấm Linh chi đang trồng của từng đơn vị là việc vô cùng quan trọng để chứng minh  chất lượng nấm.  Không chỉ vậy, mà còn có thể đánh giá được chất lượng của nấm nhập qua việc kiểm nghiệm.
  •             Vấn đề còn lại là năng suất nấm để có giá thành hạ để có thể cung cấp cho các đơn vị dược phẩm và xuất khẩu được.

 

Tóm tắt Hội thảo lần thứ I “ Những kết quả nghiên cứu về Linh chi ở Việt Nam” ngày 26-8-2017

Tóm tắt Hội thảo lần thứ I “ Những kết quả nghiên cứu về Linh chi ở Việt Nam” ngày 26-8-2017

Tóm tắt Hội thảo lần thứ I “ Những kết quả nghiên cứu về Linh chi ở Việt Nam” ngày 26-8-2017

Tóm tắt Hội thảo lần thứ I “ Những kết quả nghiên cứu về Linh chi ở Việt Nam” ngày 26-8-2017